Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường

Việc sở hữu một căn nhà chất lượng, bền đẹp theo thời gian là vô cùng quan trọng. Để có được một căn nhà bền màu, đẹp mắt bạn cần phải biết căn nhà của mình đã được sơn theo đúng tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường do Bộ xây dựng đề nghị hay chưa? Và để có đáp án cho câu hỏi này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

1. 11 tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường đạt chuẩn quốc gia

Trước khi biết đến tiêu chuẩn nghiệm thu công tác sơn tường, bạn cần hiểu nghiệm thu sơn tường là gì?

Nghiệm thu sơn tường chính là việc bạn kiểm tra lại lớp sơn trên bề mặt tường sau quá trình thi công sơn tường. Bước kiểm tra này nhằm mục đích đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của lớp sơn đó. Dựa theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6934: 2001 về Sơn tường – Sơn nhũ tương – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, chúng ta có tất cả là 11 chỉ tiêu kỹ thuật của sơn tường trong và sơn tường ngoài:

Chỉ tiêu Quy định
Lớp sơn tường trong Lớp sơn tường ngoài
1.Màu sắc Dựa theo mẫu màu sơn
2.Độ mịn, mm, không lớn hơn 50
3.Độ phủ, g/m2, tùy thuộc vào màu sắc 125 ÷ 200
4. Độ bám dính của màng sơn trên nền vữa xi măng – cắt, theo điểm, không lớn hơn 2
5. Thời gian khô, giờ

– khô bề mặt, không lớn hơn

– khô hoàn toàn (cấp 1), không lớn hơn

 

1

5

6. Hàm lượng chất không bay hơi tính theo khối lượng, %, không nhỏ hơn 50
7. Độ nhớt, Pa.s (đo ở điều kiện RV4, SP4) 20 ÷ 30 12 ÷ 20
8. Độ bền nước, giờ, không nhỏ hơn 250 1000
9. Độ bền kiềm, giờ, trong dung dịch Ca(OH)2 bão hòa, pH = 14, không nhỏ hơn 150 600
10. Độ rửa trôi, chu kỳ, không nhỏ hơn 450 1200
11. Chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ, không nhỏ hơn 50

2. Làm thế nào để có một lớp sơn tường đạt chuẩn?

Để có một lớp sơn đạt tiêu chuẩn nghiệm thu công tác sơn tường thì bạn cần lưu ý đến 3 yếu tố sau:

2.1 Chất lượng sơn và loại sơn

Để nhận biết đâu là sơn chất lượng thì bạn có thể thử sơn loại sơn đó lên tường và quan sát sự thay đổi của nó:

  • Màu sắc sơn: khi sơn lên tường phải ra màu chuẩn theo mẫu.
  • Bề mặt lớp sơn: mịn, phẳng, độ bám tường và độ che phủ cao.
  • Tình trạng lớp sơn: không xảy ra hiện tượng bong tróc sau khi quá trình sơn hoàn thiện.

Để chọn ra loại sơn phù hợp đáp ứng được yêu cầu của mình, bạn cần xác định rõ:

  • Loại hình công trình bạn muốn sơn: Bởi loại sơn để sơn cho nhà trọ sẽ có tuổi thọ ngắn hơn so với loại sơn sơn cho nhà ở, căn hộ.
  • Điều kiện kinh tế của bạn ra sao: Bởi chất lượng của dòng sơn chi phí cao luôn bền đẹp và chuẩn màu hơn dòng sơn chi phí thấp.
  • Gia đình bạn có trẻ nhỏ không: Bởi đối với gia đình có trẻ nhỏ thì nên ưu tiên loại sơn có thể dễ dàng lau chùi, vệ sinh và khả năng bám bẩn thấp.
  • Sơn này dùng cho tường trong hay tường ngoài: Như bạn đã biết, lớp tường trong ít chịu tác động từ thiên nhiên hơn so với tường ngoài nên yêu cầu về chất lượng sơn cho hai loại tường là hoàn toàn khác nhau.

2.2 Chất lượng bề mặt của tường

Nếu tường của nhà bạn bẩn, gồ ghề thì lớp sơn rất khó để bám vào cho dù đấy là loại sơn chất lượng tốt. Vậy nên trước khi bắt tay vào sơn, bạn bắt buộc phải kiểm tra lại chất lượng bề mặt tường xem:

  • Bề mặt tường được vệ sinh sạch sẽ hay chưa?
  • Tường có bị ẩm quá hay không?
  • Độ phẳng, mịn của tường có được đảm bảo?

Trong trường hợp tường không đạt yêu cầu thì bạn phải có biện pháp xử lý kịp thời.

2.3 Thời gian bắt đầu thi công sơn tường

Thời gian bắt đầu thi công sơn tường phụ thuộc vào độ khô của tường sau khi thi công phần thô. Trên thực tế một căn nhà sau khi xây xong phần thô để đảm bảo lớp sơn đạt tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tường thì cần để tối thiểu là 30 hoặc 60 ngày mới bắt đầu sơn.